Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Nhân vật luôn là một phần của tôi

Chuẩn bị cho Giải thưởng Văn Việt 2017 (lần thứ 3), mời các bạn gặp lại nữ tác giả trẻ đã đoạt Giải Văn- Văn Việt 2014-2015 (lần thứ nhất), Di-Hạnh Nguyên.

Qua cuộc trò chuyện, có thể thấy những thay đổi khi cô nữ sinh trung học Hạnh Nguyên đã trở thành một sinh viên du học ở một xứ sở cách xa Việt Nam, tự quyết định nhiều thứ trong cuộc sống, mà quan trọng nhứt là cuộc sống tinh thần của một người cầm bút...

Văn Việt

Ngô Thị Kim Cúc thực hiện

*CHAN DUNG HANH NGUYENKhi rời Hà Nội, đến với một môi trường/văn hóa hoàn toàn khác, bạn đã cảm thấy thế nào?

-Không có gì đặc biệt. Khi làm thủ tục ở sân bay, sau khi vào phòng chờ, lúc máy bay cất cánh, ngay cả khi đã thực sự đặt chân xuống đất nước mà trước giờ chỉ nghe qua, nhìn thấy đường phố, con người có màu tóc, màu mắt hoàn toàn xa lạ, tôi không cảm thấy gì. Nếu có thì hẳn là cảm giác mới mẻ, thậm chí hơi hưng phấn. Tôi không mất quá nhiều thời gian để thích ứng với cuộc sống và môi trường văn hóa của người bản địa. Cũng có thể là vì tôi không thực sự tiếp xúc với họ nhiều, hẳn là cũng giống như khi tôi ở Việt Nam. Tôi cho là văn hóa thuần túy không phải cái gì khác mà chỉ là con người thôi. Nếu ta không để họ (xã hội) tác động lên mình, thì xét theo một mặt nào đó lối sống tách rời tập thể cũng là một hình thức văn hóa. Nói ví dụ thì giống như một bộ lạc thiểu số sống giữa thủ đô vậy.

*Đó có giống như sự “tháo cũi sổ lồng”những cảm xúc so với khi bạn còn ở Hà Nội?

-Tôi chưa từng ra khỏi cái lồng bao giờ, dù ở bất kỳ đâu. Song ra nước ngoài thì nó sẽ được cơi nới thêm chỗ nọ chỗ kia, sao cho vừa vặn với khoảng không mới và vẫn phải đảm bảo không bị lấn đường biên.

*Bạn đã thích nghi môi trường mới theo cách nào?

-Tôi nghĩ là bản thân mình bị giới hạn về mọi mặt, đồng thời cũng tự do về mọi mặt. Tôi có thể làm mọi thứ mình muốn, tuy nhiên không phải lúc nào tôi cũng đồng tình với những ý muốn đó. Tất nhiên là khi không còn ở trong hoàn cảnh cũ, tôi sẽ dễ dãi với mình hơn. Tôi vẫn đang trong quá trình học cách kiềm chế bản thân. Làm những điều mình thích thì đương nhiên là rất vui, và vượt ra khỏi khuôn khổ là cách duy nhất để phát triển. Nhưng đường ranh giới hạn không tồn tại để làm vật trang trí. Nó không chỉ là biển báo nguy hiểm, mà còn là một cột mốc. Bạn bỏ lại một phần của mình ở đây. Và một điều nữa, con người luôn có thể vượt qua mọi giới hạn. Bởi nó không đến từ bên ngoài. Thứ duy nhất bị hủy đi ở đây là biên độ tồn tại của chính bạn. Vì thế, trong khoảng thời gian ở nước ngoài đó, mỗi ngày tôi lại thấy mình khác đi. Tôi đoán đó là cách thích nghi duy nhất.

*Khi không còn bị vướng bận bởi các “vòng phấn”, trí tưởng tượng của bạn đã thay đổi thế nào?

-Theo những gì mà tôi tin từ trước đến nay thì, trí tưởng tượng là tự do duy nhất mà con người được quyền sử dụng tuyệt đối. Vậy nên tôi cho là không có mấy thay đổi. Tự thân trí tưởng tượng đã luôn ở trạng thái vô định hình, không thể kiểm soát.

*Tuổi hai mươi, theo bạn, là lúc người ta có thể làm gì phù hợp nhất? Tình yêu có vai trò gì?

-Tuổi hai mươi phù hợp nhất để sống. Tình yêu, rất quan trọng, vô cùng quan trọng, song không phải lúc nào cũng cần thiết.

*Bạn sẽ “tận hưởng” tuổi trẻ mình theo cách nào?

-Với tôi thì "tận hưởng tuổi trẻ" nghĩa là "cho đầu óc mình thở".  Tránh để ý kiến của người khác lấn át giọng nói trong lòng mình.

*Từ xa nhìn về Việt Nam, suy nghĩ của bạn có gì khác so với khi đang ở trong nước?

-Tôi nhìn rõ hơn một số điều. Thực sự là nhìn được rõ hơn, tổng quan hơn.

*Bạn đã tổ chức cuộc sống của mình thế nào?

-Đúng là tôi có rất nhiều câu hỏi. Phần lớn đều không có câu trả lời. Tôi nhận ra rằng thay vì đi tìm câu trả lời, chi bằng cứ sống đi, câu trả lời sẽ tự đến với mình. Đừng lo lắng, mọi chuyện đều có nguyên do. Tôi đã sống như vậy được một thời gian rồi. Tôi là ai, tôi ở đây để làm gì, tôi có nên làm việc này hay tôi nên làm việc kia... Rốt cuộc câu trả lời sẽ không tự đến, mà sẽ được viết ra.

*Ưu tiên số một trong cuộc sống hiện nay của bạn?

-Ưu tiên số một là gì? Tôi hiểu là mục đích. Tôi là một sinh viên ngành công tác xã hội. Mục đích của tôi là hoàn thành chương trình học, làm một người có ích. Hiện giờ thì là vậy.

*Bạn có thể giới thiệu đôi nét về ngôi trường đang học...

-Tôi đang học ngành công tác xã hội. Tôi muốn học về mối quan hệ giữa xã hội và các cá nhân. Úc là một đất nước xinh đẹp và yên bình. Ban ngày nóng và đêm thì khá lạnh.

*Những thay đổi trên đất nước Việt Nam có còn thu hút sự quan tâm của bạn?

-Các tin tức trong nước đôi khi không chạm được đến tôi. Nếu tôi không tự mình tìm kiếm, tôi sẽ không bao giờ biết được đang có chuyện gì xảy ra ở Việt Nam. Thông tin chính xác là một khái niệm mơ hồ. Đối với mọi thứ tôi nghe và nhìn thấy, sự thật thường chỉ chiếm 50% hoặc ít hơn.

*Những tác phẩm đang đọc nào tạo nên sự thay đổi trong bạn?

-Một số tác phẩm mà tôi đã đọc gần đây tác động mạnh đến cái nhìn và quan điểm cá nhân của tôi. Về nhà của Phan Việt, Man’s Search for Meaning của Viktor E. Frankl, những câu trả lời của Sir Nisargadatta Maharaj về bản thể, cái tôi, và sự sống. Sau khi đọc xong, tôi thấy nhẹ nhõm. Trái tim như được bao phủ và chữa lành. Trước đây, tôi đã nghĩ rằng con người sinh ra chỉ để rồi sẽ chết đi. Sau khi đọc xong những tác giả mà tôi vừa kể, có một ý nghĩ rằng có lẽ chúng ta được sinh ra là để sống.

*Bạn có nghĩ rằng rồi sẽ tới lúc mình viết bằng tiếng Anh thay vì tiếng Việt?

-Tôi chưa sẵn sàng để sáng tác bằng tiếng Anh. Trong lòng tôi, tiếng Việt vẫn là thứ ngôn ngữ dịu dàng, thân yêu nhất.

*Khi đang là học sinh, bạn đã viết như là cách để có thêm bằng hữu trong thế giới ảo, còn sắp tới nhân vật của bạn sẽ là ai?

-Tôi không biết khi nào mình sẽ lại tiếp tục viết. Nhân vật đó có thể là bất kỳ ai. Song họ luôn là một phần của tôi.