Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Seminar: Mỹ học và “phê phán năng lực phán đoán”


Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Tri Thức

Chủ trì: GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn (nguyên Viện trưởng Viện Triết học)

Đơn vị phối hợp: HopeLab

Điều tiết và dẫn chương trình: Trần Đăng Dương

Thời gian: 13h45 – 16h30, thứ 6, ngày 19/01/2018

Địa điểm: Hội trường tầng 3 – Toà nhà VUSTA 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Timeline:

13h45 -14h05: Check-in

14h05 – 14h15: Giới thiệu chương trình

14h15 – 14h30: Tham luận 01 : “Immanuel Kant, sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp” – Nhật Anh

14h30 – 15h00: Tham luận 02 : “ Mỹ học và “Phê phán năng lực phán đoán”” – Trần Đăng Dương

15h00 – 16h30:  Thảo luận

(*) Chú ý: vào cửa tự do nhưng các bạn vui lòng đăng ký thông tin tại link bên dưới để hỗ trợ BTC

(**) Link đăng ký sự kiện: http://bit.ly/2fNdf3J

(***) Thông tin tham luận:

Nguyễn Thị Nhật Anh, Thành viên HopeLab Academic Team, Học viên cao học Trường ĐH Việt Nhật

Trần Đăng Dương, HopeLab Critical Manager

Nội dung chính:

Cùng với “Chân” và “Thiện”, “Mỹ” là một trong ba giá trị phổ quát, tất yếu và vĩnh cửu đối với mỗi con người, mỗi nền văn hóa và toàn thể nhân loài. Tuy nhiên, tương tự như hai giá trị đã nêu trước, dù được thừa nhận một cách đương nhiên như là một trong những khát vọng nhân bản cao nhất thúc đẩy loài người phát triển, thì việc minh định về “Mỹ” – “cái Đẹp” – “Nghệ thuật” – “cái Cao Cả” và con đường để vươn tới nó luôn là một trong những thách thức lớn nhất mà cả những triết gia thiên tài lẫn những con người bình dị phải đối mặt.

Ở một góc nhìn, nếu xét riêng về phương diện lịch sử phát triển lý luận của nhân loài, thì Mỹ học khá “chật vật” và “muộn màng” để có một “chỗ đứng” và được thừa nhận như một chuyên ngành “độc lập”. Nhưng ở một góc nhìn khác, “cái Đẹp” đã luôn có một “địa vị” cho riêng mình, trong tâm trí của mỗi con người; thậm chí, đôi lúc chính “Mỹ” – “cái Đẹp” lại vươn lên trở thành giá trị “cao nhất” và “hoàn thiện nhất” mà con người có thể vươn tới.

Trong bối cảnh đó, các tác phẩm “Phê Phán Năng Lực Phán Đoán” có một vị trí rất đặc biệt. Xét về mặt lịch sử lý luận Mỹ học, tác phẩm thường được thừa nhận như một “cột mốc”, xác lập cơ sở để hình thành một chuyên ngành riêng biệt cho “cái Đẹp”. Xét về mặt nội dung, thông qua việc “Phê Phán Năng Lực Phán Đoán” tác phẩm đưa ra một giải pháp pháp tương đối toàn vẹn cho nhận thức về “cái Đẹp”, đồng thời lý giải một cách tương đối thấu đáo cho việc vì sao “Mỹ” lại có thể có được một thế một “thế đứng độc lập” đối với “Chân” và “Thiện”.

Kính mời các thầy và các bạn cùng tham gia thảo luận !

Tài liệu tham khảo chính:

1. Phê phán Năng lực Phán Đoán _ NXB Tri Thức

2. Phê phán Lý tính Thực hành _ NXB Tri Thức

3. Phê phán Lý tính Thuần túy _ NXB Văn Học

4. Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật _ NXB Tri Thức

5. Thế mà là Nghệ Thuật ư ? _ NXB Tri Thức

6. 50 câu hỏi Mỹ học đương đại – Nhã Nam, NXB Thế Giới