Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên

Du Tử Lê/Người Việt

Nhà văn Nguyễn Viện. (Hình: Diễn Đàn Thế Kỷ)


Tôi e rằng mặt bên kia của hữu ích tuyệt vời mà Internet đã đem đến cho thời đại chúng ta, lại chính là những đáng tiếc không thể tránh khỏi. Tôi muốn nói, có rất nhiều tin giả, thậm chí tin tức, bài vở xúc phạm tới danh dự, đời tư của cá nhân người khác! Chúng vẫn được loan tải một cách thoải mái, “vô tư!”

Sự kiện hai chiều thuận/ nghịch này cũng khiến cho một số người bị hàm oan. Họ như nạn nhân, con tin của dư luận khen/ chê, ngợi ca và phỉ báng tối tăm, chứa đầy gân máu ganh tị, hiềm khích mù lòa, nhất là ở lãnh vực văn học và nghệ thuật…

Một nhà văn bị nhiều dư luận xăm soi nhất theo tôi là Nguyễn Viện. Nhưng ông vẫn thản nhiên, dễ chừng, nhờ ông có được nội lực thâm sâu hơn người (?) Có người cho rằng tính ngang, ngạnh của họ Nguyễn cho cảm tưởng: Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên.

Nhận xét chung, cho rằng, dù ở cực nào bênh vực hay chê bai thì những người bênh/ chống ông, đều cho thấy tính nhiệt tình, tích cực nhất – như thể nếu thiếu cảm tính quyết liệt này, họ sẽ không tìm đến ông. Không ở sát bên hay, vạch một đường phấn dứt khoát ngăn cách (dù âm thầm), giữa ông và họ.

Cá nhân tôi, không được biết nhiều về ông, cho tới hai năm gần đây.

*

Đó là một buổi tối khi con đường đi bộ, không bị cấm xe, nó tựa một dòng suối ánh sáng ngược/ xuôi không ngừng chảy về phía tòa Đô Chính cũ, hay bến sông Sài Gòn. Đó là lúc những chiếc bàn trải khăn trắng trên hè phố rộng, để các loại tạp âm nâng buổi tối lên cao, cùng những ly rượu vang được Cường-Canada, nhắc nhở mọi người cầm lên.

“Vui lòng nâng lên, mừng hội ngộ của những tình thân cũ, mới…”

Ngồi cạnh tôi buổi tối mừng hội ngộ của những tình thân cũ, mới đó, là một người đàn ông trung niên. Với người lạ, nếu không được giới thiệu, khó ai có thể không kết luận đó là một tay chơi bặm trợn! Nhưng, sự thật, đấy lại là một nhà văn, mà tác phẩm của ông được in nhiều trong những năm gần đây, ở hải ngoại cũng như tại Việt Nam. Đồng thời, tên tuổi ông cũng là đỉnh điểm của những nguồn dư luận đối nghịch từ rất nhiều người. Kể cả những người chưa hề đọc hay, chưa từng gặp ông. Họ chỉ nghe nói. Nghe đồn.

Đấy là nhà văn Nguyễn Viện.

Trên tất cả, với tôi, ông là một nhà văn có sức thu hút đặc biệt, mạnh mẽ vì những diễn, cảm thông minh, mới mẻ, và cũng rất bất ngờ, vượt khỏi hai bờ thông tin giới hạn.

Nguyễn Viện, theo tôi, là hiện thân của một nhà văn, hiểu theo nghĩa, nếu không được cầm bút viết, ông sẽ người không thể sống. Không thể tồn tại trong môi trường xã hội Việt Nam, hôm nay. Viết, dù thơ hay văn, với ông là dưỡng khí cần thiết cho buồng phổi của một nhà văn tha thiết với người và, với đời.

Nhưng sống, như một nhà văn, theo tâm thế Nguyễn Viện, lại không phải là loại nhà văn tránh xa… thời sự. Dị ứng, sợ hãi mọi chấn song nhà tù!?

Bằng chiếc xe chữ nghĩa, với trí tuệ riêng mình, như những thành phần cực đoan hiện nay, trên thế giới, ông lao chiếc xe chữ nghĩa phẫn nộ đó vào những trây trúa đời thường. Như một kẻ nổi loạn, mình ên, giữa quảng trường đời sống, ông lớn tiếng tố cáo, lên án bất công trước công luận, những hôn ám xã hội…

Phải chăng vì thế, dư luận và rất nhiều cơ quan ngôn luận trong cũng như ngoài nước, đã khoác cho ông chiếc áo (hay thẻ căn cước nhận dạng) mang tên “đối kháng.” Dư luận gắn cho ông nhãn hiệu “chống đối,” một hình thức vinh danh những liều lĩnh, quả cảm của ông.

Nhưng con mắt nhà nước, con mắt “lề phải” lại không đồng tình. Họ nhìn ông bằng một lăng kính khác…

Đầu Tháng Ba, 2017, Văn Đoàn Độc Lập đã chọn ông, để trao tặng giải thưởng cho tiểu thuyết “Nhảy Múa Để Chết” do tính chất cách tân, là thao thức lớn nhất, trong mọi sáng tác của Nguyễn Viện. Khi được mời phát biểu, ông đã chọn cơ hội này để tự giải mã câu hỏi: “Tại sao tôi đã viết và viết như tôi viết?”

Ông kể, ông khởi sự nghiệp cầm bút của ông sau biến cố Tháng Tư, 1975, ở Sài Gòn. Khi ông vừa tròn 26 tuổi.

Theo ông, đó là thời gian đánh dấu con đường văn chương của miền Nam nói chung, của cá nhân ông, nói riêng bị chặt đứt bằng kết án “đồi trụy phản động.” Đó cũng là cách làm cho một nền văn học bị chôn vùi.

Ông nói, cuộc đời ông cũng như những người dân miền Nam bước vào một môi trường sống mới, đầy sóng gió với những giá trị khác và… “phản văn minh.” Ông những tưởng ông sẽ phải vĩnh viễn rời bỏ trang giấy, chữ nghĩa. Bởi: “Tôi không phải là ngọn cỏ ngả theo chiều gió,” ông xác quyết.

Theo ông, mỗi cuộc đời hay mỗi con người, dường vẫn có cách thế sinh tồn riêng để hoàn tất phần số riêng, của mình.

Rõ hơn, ông kể: “Con đường vòng của tôi đi qua những ngày trốn tránh, sau khi một vài người bạn tôi bị bắt đầu năm 1979 bởi những ý tưởng chính trị cho một xã hội nhân bản. Có những ngày tôi không biết sẽ có gì bỏ vào bụng để sống, cũng như có những đêm không biết có tìm được chỗ nào để ngủ. Rồi cũng đến lúc tôi bị bắt, cuối năm 1980. Khi ấy, tôi và một số người bạn khác đang nung nấu một giải pháp đấu tranh dân chủ mà tôi gọi là ‘đấu tranh trong điều kiện hợp pháp.’”

Những người từng theo dõi sít sao sinh hoạt đời thường, cũng như văn chương của họ Nguyễn cho hay, đó là lần đầu tiên tác giả tiểu thuyết “Nhảy Múa Để Chết” tiết lộ quãng đời tù đày của mình!

Về những năm tháng tù đày bởi những thôi thúc mãnh liệt của cảm thức, cũng như trách nhiệm nhà văn, phải lên tiếng trước sự xuống cấp của xã hội thời đó, khiến nguyên một năm tù đày đầu tiên, họ Nguyễn bị nhốt tại trại giam Đại Lợi, thuộc quận Tân Bình, thành phố Sài Gòn. Qua năm thứ hai, ông bị đưa đi lao động cưỡng bức ở Củ Chi.

Cho tới khi tự ý bỏ về năm 1982, chưa bao giờ ông bị xét xử hay kết án. Vì thế, ông nói, tới bây giờ, ông cũng không biết chính xác ông bị tù vì tội gì?

Họ Nguyễn nhấn mạnh, rất lâu sau khi ra tù, ông mới dám về nhà. Vì dù sao thì ông cũng vẫn là công dân của một đất nước – chỉ hiềm nỗi không biết đi về đâu thôi! Nhưng như ông đã nói, cuộc đời có cách thu xếp riêng của nó… Ông đã trải qua nhiều khúc quanh mới, như từ một anh thợ vẽ tranh lụa, tới một tay đứng chợ trời, một tay buôn bán, một quản lý sản xuất, một nhà báo… Và cuối cùng là một nhà văn, như ông hôm nay.

Tuy nhiên, họ Nguyễn còn hiểu rằng, cuộc sống không chỉ là “cơm áo gạo tiền!” Mà, cuộc sống còn cần phẩm giá, tự do, với ông: “Phẩm giá thiết yếu đầu tiên và cuối cùng cho một sinh mệnh con người.”

(Du Tử Lê)

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/nha-van-nguyen-vien-song-nhu-mot-mui-ten/