Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Công bằng và cào bằng

(Rút từ facebook của Đỗ Ngọc Thống)


Mấy hôm trước ngồi uống Café sáng, tình cờ xem VTV3 cũng đang phát chương trình Café sáng. Khách mời là một người còn rất trẻ nhưng khá thành đạt. Theo người dẫn chương trình, anh là một trong số ít người có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam những năm qua; được đào tạo tại Hoa Kỳ, có việc làm tốt ở đó nhưng kiên quyết về nước phục vụ quê hương.

Tôi chăm chú theo dõi, anh nói lý do quay về Việt Nam như sau: thầy anh, một GS nổi tiếng, đồng thời là một Hạ nghị sĩ, luôn nói rằng:“nước Mỹ rất bình đẳng, công bằng”; trong khi anh vẫn thấy có người giàu, người nghèo. Thế là anh không tin nữa và trở về Việt Nam. Đấy, lí do chỉ có thế.
Nghe xong, tôi thấy buồn cho cái anh này quá. Buồn vì lý do nêu ra có vẻ rất “tuyên giáo”, giản đơn, chẳng xứng với người có trí tuệ, được học hành cẩn thận như anh. Ô hay, thử hỏi trên cái đất nước ấy hay nước nào cũng thế thôi, chẳng lẽ những người như Bill Gates, M.E. Zuckerberg hay Bill Clinton; Barack Obama và biết bao nhân vật lừng danh khác… cũng phải nghèo như người bình thường mới là công bằng sao?


Tôi luôn nghĩ một đất nước mà người đáng được giàu, giàu bằng trí tuệ, tài năng và sức lực của chính mình thì họ phải được trở thành tỷ phú, sống cuộc sống vương giả; còn người không có năng lực, lười lao động, kém trí tuệ thì đành phải sống cuộc sống bình thường, thậm chí sống nghèo, sống vất vả thôi. Và tôi cho đó mới là công bằng.

Hay ho gì khi sống ở một đất nước mà người giỏi có khi vẫn nghèo, thậm chí càng nghèo; người cần cù, lao động cật lực cũng chỉ đủ ăn; trong khi nhiều kẻ chỉ vì có “dây mơ rễ má” với mấy quan lớn, có bằng “con ông cháu cha”, năng lực chẳng có, chỉ tài chạy chọt, nịnh bợ luồn lót, đi bằng đầu gối, dùng “vốn tự có”, “lấy lỗ làm lãi”… thế là yên ấm, thăng quan tiến chức, có quyền có tiền, tham nhũng tham ô, giàu lên rất nhanh. Đại đa số còn lại, nhất là viên chức, công chức bình thường ở các công sở, người giỏi giang cũng như kẻ dốt nát quyền lợi giống nhau, lương bổng như nhau... Đấy là bất công, là “cào bằng”, chứ đâu phải “công bằng”, “bình đẳng”.

Về phục vụ quê hương cũng tốt. Nhưng chê Hoa Kỳ bất công vì vẫn có người giàu, người nghèo; một mực đòi về nước vì cho rằng Việt Nam có công bằng nhiều hơn Hoa Kỳ thì có đúng không nhỉ?
Nếu đúng thì ông Ngô Bảo Châu nên nghĩ lại, bỏ Đại học Chicago mà về đi.

18-06-2017