Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Bạo động tắc tử

Lê Học Lãnh Vân

image  

“Bất bạo động, bạo động tắc tử!” (Đừng bạo động, bạo động là chết!). Tiếng kêu trăm năm trước của cụ Phan Châu Trinh mang tới hôm nay nhiều tầng suy nghĩ. Đọc câu người xưa để lại, nhìn sự việc trước mắt, tôi thấy ít nhất ba tầng suy gẫm như dưới đây…

Cuộc di trú của hồng cầu

(Cảm nhận khi đọc tập thơ “Giấc mơ Trường Sơn” của tác giả Tuệ Sỹ)

Lê Huỳnh Lâm

clip_image002

Bất động trong trần gian này đồng nghĩa với cái chết. Vì cuộc sống vận động, luôn biến chuyển (becoming). Cũng như vũ trụ này phải chuyển động liên tục để tạo ra sự sinh diệt, nhân quả tương tục trong thế gian này vậy. Viết về thơ của Tuệ Sỹ cũng chính là viết về sự chuyển biến tâm thức của một xã hội, một thế hệ hay một nghệ sĩ mà cái khí lực văn chương khai phóng đã tiềm ẩn trong mỗi hồng cầu, mỗi tế bào. Mà viết về sự chuyển động chính là viết về lẽ vô thường ở cuộc đại mộng này. Khởi đầu là hai câu thơ:

Richard Serra - Một bậc thầy của nghệ thuật Hậu tối giản

Yến Năng

 

Dưới đây là một số tác phẩm điêu khắc bằng thép của Richard Serra. Tôi chưa được tiếp xúc trực tiếp nhưng xem ảnh, chỉ với trí tưởng tượng cũng đã thấy choáng ngợp. Không tương đồng, nhưng mức độ choáng ngợp có lẽ giống như người đồng bằng lần đầu đứng dưới chân một dãy núi hùng vĩ. Hay một người ở làng quen sống với những nếp nhà nhỏ bé chật hẹp bỗng bị thả vào một phi trường quốc tế hiện đại thênh thang.

Phía dưới đường chân trời

Nguyễn Thỵ                                                                                                Truyện ngắn

NGUYEN THY.duong-den-chan-troi  

Đêm, không khí lạnh ùa về với những cơn gió giật mạnh đủ làm nghiêng ngả những bóng cây trong mảnh sân vắng lặng của ngôi chùa. Những thân cây trở nên đen sạm và liên tục thay đổi hình dạng trong đêm tối, chúng như có linh hồn khi buông lơi cành lá để đan quyện vào nhau, trong cơn xô dạt đảo điên vẫn thì thầm kể lể những câu chuyện của muôn đời.

“Muôn vị nhân gian” – Đời như đại tiệc triền miên

Hồ Anh Thái

Thưởng thức nghệ thuật cũng cần có khuyến nghị, để người xem dọn mình từ trước cho thích hợp. Một bộ phim như “Muôn vị nhân gian” của Trần Anh Hùng thì có… hơi nhiều khuyến nghị.

1. Trước hết người ta không nên mang một cái bụng đã no đến rạp. Như thế là anh đã no xôi chán chè mà lại phải thấy trong phim đầu bếp bê hết món này đến món khác ra chiêu đãi. No bụng mà thấy thức ăn thì ngán sợ vô cùng. Cho nên tốt nhất hơi đói một tí mà đi xem, sẽ thấy… thèm thuồng và hòa nhập vào không khí trong phim.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2024

Tham nhũng và Quy hoạch báo chí

Trương Huy San

Khi Võ Văn Thưởng bị tước hết các loại chức vụ, một nguyên tổng biên tập phát hiện, hầu như tất cả những người soạn thảo và triển khai máy móc Quy hoạch báo chí đều đã mất chức hoặc bị bắt. Mở đầu là Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn…

Sự thật, Lẽ phải và Đạo đức cá nhân

Thái Hạo

Tối qua trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Nhàn Lê (Lơ Nhòn) dẫn một câu chuyện, và hỏi ý kiến bạn đọc về đúng sai, tốt xấu của những người liên quan đến câu chuyện ấy.

Tóm tắt chuyện như sau: Một nữ hành khách mua 10 vé xe nhưng chỉ đi có 7 người, ba giường bỏ trống. Lúc lên xe thì lại có 3 người đang phải ngồi “giường luồng” – tức ngồi trên hành lang, vì đã hết giường. Nhà xe cho 3 người này lên 3 chiếc giường trống kia nằm, nhưng chị khách dứt khoát không chịu, cuối cùng 3 chiếc giường ấy vẫn bỏ trống còn 3 người khách kia thì vẫn phải ngồi giường luồng. Hỏi, đúng sai hay dở chỗ nào. Mọi người bàn luận rất sôi nổi. Tôi thấy đây là một tình huống rất thú vị, đụng đến những vấn đề căn bản của nhận thức và ứng xử, nên xin nêu suy nghĩ của mình ra đây.

Phục Sinh

  Vũ Hoàng Thư

 

Hương tháng ba khua xuân dậy, nhộn nhịp mầm xanh hy vọng. Mùa Phục Sinh. Từ thập giá của sự chết, của nước mắt và máu. Của giọt dấm tân toan làm chất dưỡng sinh nuôi hoa khổ trên môi khô. Những giọt máu đen bầm ứa từ hông bóp nghẹt dần sự sống, cũng từ đó trường sinh hứa hẹn đâm chồi, Ego sum resurrectio et vita… (*)

Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền (2)

Damien Keown

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002_thumb[1]

 

Giáo pháp và Nhân quyền

Một luận sư nhận thấy là trong UDHR ít nhất có sự hài hòa với giáo lý Phật giáo thời sơ khai cả về ngôn ngữ và nội dung. L. N Perera, học giả người Sri Lanka đã mang lại môt bài bình luận bổ ích của từng điều khoản trong số ba mươi điều khoản của UDHR, ông nhằm mục đích chứng minh nhiều hơn (về nhân quyền được cho là bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo Nhật Bản, xem Peek 1995). Trong Lời nói đầu cho bài bình luận, Ananda Gurugé viết:

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Tình yêu trong Thơ Thanh Tâm Tuyền (Đánh dấu ngày mất của Thanh Tâm Tuyền 20-3-2006)

 Trần Mộng Tú

Cùng một thời điểm làm “Thơ Tình” với Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương, nhưng có một cái gì rất khác với hai thi sĩ này. Thanh Tâm Tuyền mở ra cho chúng ta một trang Thơ Tình rất lạ, rất khác, rất kén độc giả nhưng vô cùng quyến rũ.

Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền (1)

Damien Keown

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002

Dẫn nhập

Tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền đối với Phật giáo là hiển nhiên, vì trong những thập niên gần đây chủ đề này đã thu hút được sự quan tâm. Giới lãnh đạo Phật giáo từ nhiều nước châu Á, như Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng), Aung San Suu Kyi (Myanmar), A. T. Ariyaratne (Sri Lanka), Maha Ghosananda (Kampuchea) và Sulak Sivaraksa (Thái Lan) đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm về các vấn đề xã hội và chính trị bằng cách sử dụng ngôn ngữ của nhân quyền.

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 6)

Daron Accemoglu và Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và 5. Một Loại Cách mạng Tầm trung

Sự cần thiết, được cho là mẹ của sáng chế, đã khích động mãnh liệt trí tuệ con người vào lúc này đến mức dường như không sai chút nào để gọi nó, bằng cách phân biệt, là Thời đại làm Dự án (Projecting Age).

Daniel Defoe, An Essay upon Projects (Một Tiểu luận về các Dự án), 1697

Thắng lợi của nghệ thuật công nghiệp sẽ thúc đẩy mục tiêu của nền văn minh nhanh hơn những người ủng hộ nồng nhiệt nhất của nó đã có thể hy vọng, và đóng góp cho sự thịnh vượng lâu dài và sức mạnh của đất nước, nhiều hơn các chiến thắng huy hoàng nhất của cuộc chiến tranh thành công rất nhiều. Các ảnh hưởng sinh ra như thế, nghệ thuật được phát triển như thế, trong thời gian dài sẽ tiếp tục tỏa ra các tác động có lợi trên các nước rộng hơn các nước mà vương quyền của nước Anh cai trị.

—Charles Babbage, The Exposition of 1851: Views of the Industry, the Science, and the Government of England (Triển lãm 1851: Nhận xét về Công nghiệp, Khoa học, và Chính phủ của nước Anh), 1851

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Đào Duy Anh (3)

 Thái Kế Toại

Đào Duy Anh trong Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Ông Hoàng Văn Chí – tác giả cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc xuất bản ở Sài Gòn tháng 1-1959, một trí thức ở Pháp về, người là anh em đồng hao với Nguyễn Sơn, Vũ Ngọc Phan, từng công tác ở Việt Bắc – viết về tính cách Đào Duy Anh như sau:

Ông là người điềm đạm, trong các buổi họp ông ít phát biểu ý kiến và mỗi khi cuộc thảo luận trở nên gay gắt thì ông hay lẩn tránh. Tuy vậy gần đây ông cũng đứng hẳn về phe đối lập viết nhiều bài trong Nhân Văn và Giai Phẩm lên án chính sách của Đảng.

Vị của hoan lạc trên đầu lưỡi

Lê Hồng Lâm

Tối qua tôi ngồi trong rạp xem đến hết dòng credit cuối cùng của bộ phim Muôn vị nhân gian (The Taste of Things) với sự dịu dàng bao phủ, rồi bước ra khỏi rạp với sự bồi hồi rung động. Một bộ phim đẹp quá, thi vị, tinh tế và thanh tao đến nao lòng.

Hôm qua tôi up story là một câu thoại trong phim Close-Up (1990) của ông Abbas Kiarostami: “With every good film I see, I feel reborn”. Đó là lời tự bào chữa trước tòa của một anh lừa đảo giả mạo một đạo diễn nổi tiếng, nhưng nó xuất phát từ tình yêu thuần khiết của anh ta với điện ảnh. “Với mỗi bộ phim hay mà tôi xem, tôi cảm giác được tái sinh”. Hay một câu khác của anh này mà tôi không nhớ nguyên văn, nhưng đại loại anh nói, đôi khi tôn giáo không cứu rỗi được tâm hồn phiền muộn của anh, nhưng anh lại tìm được sự cứu rỗi từ những bộ phim hay của người đạo diễn mà anh ta giả mạo kia.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Từ điển Pháp - Việt 1884 với sự phát triển tiếng Việt: Đóng góp bị lãng quên của Trương Vĩnh Ký

Trọng Thành

Công chúng người Việt giờ đây chắc ít ai còn nghe nói đến cuốn Tiểu từ điển Pháp - Việt cuối thế kỷ 19 của Trương Vĩnh Ký. Thế nhưng, theo một số người am hiểu, cuốn từ điển kế thừa các tri thức từ điển học Pháp này rất có thể đã là một dấu ấn đáng chú ý trên chặng đường đầu hình thành tiếng Việt hiện đại. image

Trương Vĩnh Ký 46 tuổi, một năm trước khi cuốn Từ điển Pháp - Việt 1884 ra mắt.

***

Tiểu từ điển Pháp - Việt (Petit dictionnaire Français - Annamite) của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký dày 1.192 trang, khổ 11x19 cm, ấn hành tại Nhà in Thừa Sai nhà thờ Tân Định, Sài Gòn, là cuốn từ điển song ngữ đầu tiên đối dịch một ngôn ngữ phương Tây và tiếng Việt do chính người Việt biên soạn, và cũng là cuốn từ điển Pháp - Việt đầu tiên. Từ điển bao gồm các từ tiếng Pháp với phần ghi chú từ loại bằng tiếng Pháp, được sắp xếp theo thứ tự a, b, c và phần chuyển dịch ra tiếng Việt với các nghĩa chính, từ đồng nghĩa, và với một số ít trường hợp đi kèm với ví dụ, cụm từ thường dùng, hoặc diễn giải kèm theo.

 

image

 

Từ điển song ngữ giúp người Việt phát triển tiếng mẹ đẻ

Thông thường từ điển song ngữ có chức năng chính là để giúp học ngoại ngữ. Song một số từ điển song ngữ có thể đóng vai trò bà đỡ cho sự hình thành ngôn ngữ quốc gia. Trong giai đoạn ban đầu này, từ điển song ngữ Pháp - Việt không chỉ giúp người Việt học ngoại ngữ (tiếng Pháp), người Pháp học tiếng Việt, mà trước hết là công cụ để giúp phát triển, củng cố chính tiếng mẹ đẻ của người Việt. Học giả Đào Duy Anh trong lời “Tựa” bộ Pháp - Việt t điển của ông, năm 1936, đã coi việc phát triển từ vựng tiếng Việt là mục tiêu số một (1), điều không dễ hiểu với người Việt sau này. 

Nước Pháp đang tiến tới kỷ niệm 500 năm sắc lệnh Villers-Cotterêts (1539), do vua François đệ nhất ban hành, nhằm tăng cường sử dụng tiếng Pháp trong hệ thống nhà nước, sắc lệnh thường được coi như một cột mốc lớn khẳng định vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Pháp thay thế cho chữ Latinh. Cùng vào thời điểm lịch sử này, có một sự kiện quan trọng nhưng ít được để ý hơn rất nhiều, đó là sự xuất hiện hai cuốn từ điển song ngữ, Latinh - Pháp (in năm 1538) và Pháp - Latinh (1539) của Robert Estienne. Hai cuốn từ điển song ngữ này được nhiều chuyên gia Pháp đánh giá đã tạo lập nền móng cho sự ra đời của các từ điển tiếng Pháp đơn ngữ đầu tiên sau đó, đặc biệt với bộ đại từ điển của Viện Hàn lâm Pháp (xuất bản lần đầu năm 1694).

 

Quốc ngữ: Sự tiếp nối cuộc cách mạng “chuẩn hoá ngôn ngữ” từ châu Âu

Về lịch sử hình thành và phát triển của các ngôn ngữ trên thế giới, trong hơn 30 năm gần đây, trong giới ngôn ngữ học Pháp đã phát triển một tiếp cận mới, với sự thúc đẩy của nhà ngôn ngữ học Sylvain Auroux với tác phẩm tiêu biểu La révolution technologique de la grammatisation (tạm dịch là: Cuộc cách mạng công nghệ chuẩn hoá việc dạy tiếng/học tiếng), cách tiếp cận gần như không được biết đến tại Việt Nam. Đối với Sylvain Auroux, trong lịch sử các ngôn ngữ thế giới có ba biến đổi to lớn, mà ông gọi là “ba cuộc cách mạng về công nghệ”.

Cuộc cách mạng thứ nhất đi liền với sự ra đời của chữ viết. Cuộc cách mạng thứ ba diễn ra trong những thập niên gần đây, đi liền với các công nghệ “tự động hoá” việc xử lý thông tin ngôn ngữ. Trong khi đó cuộc cách mạng thứ hai (“grammatisation”) liên quan đến các phương tiện dạy tiếng/học tiếng, bao gồm trước hết là sự hình thành “các sách công cụ”, đặc biệt là sách ngữ pháp và từ điển, cùng sách dạy tiếng, cho phép định hình và thống nhất một ngôn ngữ, cũng có thể gọi là “cuộc cách mạng chuẩn hoá ngôn ngữ”.

Nhiều ngôn ngữ, vốn được sử dụng rất phổ biến trong cộng đồng (langue vulgaire – ngôn ngữ thông tục), và ngay cả khi đã có chữ viết và nhưng vì không đi kèm với các chuẩn tắc được xác lập rõ ràng, nên không thể trở thành ngôn ngữ chính thức (langue officielle). Với cuộc “cách mạng chuẩn hoá”, các ngôn ngữ thông tục vốn được sử dụng một cách tự nhiên trong cộng đồng, trở thành “một đối tượng tìm hiểu” và học hỏi một cách bài bản.

Trong cuộc cách mạng thứ hai, nở rộ tại châu Âu thời Phục hưng, và từ đó lan rộng khắp thế giới, các từ điển song ngữ thường là bước đệm không thể thiếu, cho phép ra đời các từ điển đơn ngữ (2), một cái mốc căn bản khẳng định vị thế một ngôn ngữ quốc gia. Để nhận biết được những giá trị cơ bản của các từ điển song ngữ Pháp - Việt (3) và Đại từ điển Việt - Pháp (hiện chưa được tìm thấy) của Trương Vĩnh Ký (4), cần gắn các từ điển này với truyền thống lớn nói trên, của châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng (5).

 

Cuốn từ điển nổi tiếng bị quên lãng 

Trước năm 1945, cuốn Tiểu từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký đã được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên, cuốn sách từng khá nổi tiếng trước 1945 nhìn chung đã không được giới ngôn ngữ học hiện nay tại Việt Nam chú ý là ghi nhận của nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (từ Sài Gòn) với RFI: “Cho đến nay, tôi chưa thấy một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học nào chú trọng cuốn này cả. May lắm thì người ta nhắc tới trong những công trình của Trương Vĩnh Ký có cuốn sách này. Nhưng lấy đấy làm đối tượng phân tích thì không thấy có”.

Về lý do cuốn từ điển không được chú ý, nhà ngôn ngữ học Vũ Đức Nghiệu (từ Hà Nội) giải thích: “Thời ông Trương Vĩnh Ký làm ra cuốn này, chắc số người học tiếng Pháp chưa được nhiều. Còn việc sử dụng cuốn từ điển này để tìm hiểu về lịch sử từ vựng tiếng Việt thì bước sang nửa đầu thế kỷ 20 chưa ai quan tâm. Đến nửa sau thế kỷ 20, mới bắt đầu có những nghiên cứu chú ý miêu tả một số nét/một số mặt của lịch sử từ vựng tiếng Việt trong một số sách giảng dạy và nghiên cứu về Việt ngữ nhưng chưa có những chuyên luận sâu về lịch sử phát triển từ vựng tiếng Việt. Năm 2011, mới có chuyên khảo đầu tiên riêng về lịch sử từ vựng tiếng Việt”.

 

Việt Nam chấm dứt lệ thuộc vào Thiên Triều, nhưng Quốc ngữ chưa thoát vị thế “chiếu dưới”

Cuốn Từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký ra mắt vào một thời điểm đặc biệt. Năm 1884 - 1885 là thời điểm nổ ra chiến tranh Pháp - Thanh tại miền Bắc Việt Nam. Chiến tranh kết thúc với Hiệp ước Thiên Tân (Traité de Tien-Tsin) tháng 6/1885. Vương triều nhà Thanh thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp với Việt Nam, từ bỏ quy chế “triều cống” của Việt Nam với tư cách phiên quốc, được duy trì từ cả ngàn năm. Cuốn từ điển, với hai trang bìa ghi hai năm xuất bản khác nhau 1884 và 1885, dường như đã in dấu ấn của bước ngoặt lớn này.

Trên trang bìa từ điển đầu tiên, ghi năm 1884, trên cùng là tên chữ Hán (富浪音話撮要字彙合解安南 / Phú lãng âm thoại toát yếu tự vị hợp giải An Nam / Tự vị tiếng Pháp giải nghĩa cô đúc sang tiếng Việt), bên dưới là hàng tít bằng chữ Pháp “Petit dictionnaire français-annamite” (hay “Tiểu từ điển Pháp - Việt”). Tên của tác giả Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký cũng đồng thời in bằng chữ Hán. Trên trang bìa thứ hai, ghi năm 1885, tất cả các chữ Hán biến mất. Việc chữ Hán đã hoàn toàn biến mất trong trang bìa năm 1885 phải chăng phản ánh biến đổi địa-chính trị lớn vừa nêu trên?

 

Ảnh hưởng Hán trong “Khai Trí Tiến Đức” và từ điển Đào Duy Anh nặng hơn Trương Vĩnh Ký nhiều

Nước Việt Nam thuộc Pháp đã cắt đứt với truyền thống Thiên triều - phiên thuộc kiểu Trung Hoa, nhưng việc khẳng định chữ Quốc ngữ độc lập với chữ Hán, và dần thay thế chữ Hán với tư cách là văn tự chính thức, vẫn là một con đường đầy chông gai (6) trong một thời kỳ mà đông đảo người Việt vẫn coi chữ Nho là “chữ ta”. Nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng nhấn mạnh hành xử khác thường của Trương Vĩnh Ký, đi trước nhiều nhà biên soạn từ điển tiếng Việt nổi tiếng:

Ảnh hưởng của chữ Hán thời kỳ Trương Vĩnh Ký còn rất nặng nề trong cách viết văn. Ảnh hưởng đó với Trương Vĩnh Ký trong cuốn từ điển này nhạt hơn nhiều so với từ điển của Khai Trí Tiến Đức (1931). (Việt Nam Tự Điển của) Khai Trí Tiến Đức đầy chữ Hán, với những từ ngữ như “Cử-quốc giai binh”, có nghĩa là “cả nước đều là lính”. “Cử tọa” thì đồng ý là trong tiếng Việt có, nhưng “Cử-quốc giai binh”, hay “Cử-thế giai trí”, có nghĩa là “suốt cả người trong đời đều biết” (hay tất cả mọi người trên đời đều biết), thì đó là người Tàu nói chứ người Việt có nói thế đâu. Dễ dàng thấy là điều này không thể có trong từ điển của Trương Vĩnh Ký. Phải nói rằng những người làm từ điển Khai Trí Tiến Đức không ý thức phân biệt rõ giữa từ Hán - Việt, tức từ tiếng Hán đã “nhập tịch” vào tiếng Việt với chữ Hán chỉ ở bên Trung Quốc thôi, không nhập vào tiếng Việt.

Cuốn Từ điển Pháp - Việt của Đào Duy Anh ra đời mấy chục năm sau cuốn của Trương Vĩnh Ký, thế mà Trương Vĩnh Ký lại Việt hơn Đào Duy Anh. Sự khác biệt đó tôi cho là rất lớn, bởi mấy chục năm cách biệt như vậy là dài lắm, chứ không phải như mấy chục năm sau này. Cái ngôn ngữ thời Trương Vĩnh Ký khác với thời Đào Duy Anh lắm, thế mà Trương Vĩnh Ký lại chủ trương tiến bộ hơn Đào Duy Anh. Như thế có lạ không?”.

 

Quốc ngữ không “nấu chung một lò” với Hán văn: Khuyến khích người Việt tự tạo từ mới

Gần nửa thế kỷ sau Từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký, nhà nho, nhà cách mạng Phan Bội Châu, trong lời Đề từ cho cuốn Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh (1932), khẳng định “Quốc-văn ta với Hán-văn, tất phải nấu chung một lò, dệt thêu chung một khổ”. Trước đó, Phạm Quỳnh trong bài “Bàn về sự dùng chữ Nho trong văn Quốc ngữ” khẳng định: “Quốc-văn là do hán-văn mà ra, không thể bỏ chữ hán mà không dùng được, cũng không thể dời khuôn phép của hán-văn mà thành-lập” được Quốc-văn (Nam Phong Tạp chí 1918). Cuốn Từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký ngược lại cho thấy rõ chủ trương Quốc ngữ tiếng Việt hiện đại không “nấu chung một lò” với Hán văn (7).

Tiếng Việt cuối thế kỷ 19 còn rất thiếu từ. Đương thời với Trương Vĩnh Ký đã có nhiều bộ tự điển song ngữ tiếng phương Tây và tiếng Hoa/chữ Hán quy mô lớn mà nhà bác học người Việt khó lòng không biết đến. Nếu ông có ý định sao chép ồ ạt các từ ngữ đương thời của người Trung Quốc chắc chắn không thiếu cơ hội. Trương Vĩnh Ký giữ khoảng cách lớn với chữ Hán để làm gì?

Trả lời RFI, nhà ngôn ngữ học Vũ Đức Nghiệu nhấn mạnh đến việc Trương Vĩnh Ký, trong cuốn từ điển này, đã khuyến khích người Việt tự tìm, tự tạo các từ ngữ mà trong tiếng Việt chưa có: “Khi đưa từ ngữ Việt để đối chiếu, nếu tiếng ta chưa có từ ngữ tương ứng, tác giả sẵn sàng “diễn giải nghĩa” của từ Pháp, giống như việc “giải nghĩa” của từ điển tường giải của một ngôn ngữ. Cái này, một mặt do “bí” về từ ngữ để mà dịch, nhưng mặt khác, lại có thể là một lối mở để người đọc có thể sẽ tự tìm lấy các từ ngữ tương ứng ở tiếng Việt để dịch, sử dụng.

Tác giả có ý ưu tiên dùng tiếng ta (tiếng Nôm), dùng khẩu ngữ thông thường để “đối dịch”. Khi chưa có từ ngữ để đối dịch thì “diễn giải”. Như chúng ta biết, không thể nói Trương Vĩnh Ký là người không thạo chữ Nho và tiếng Hán - Việt. Ông không thể không biết “tam giác”, “đa giác” “viện bảo tàng”/”bảo tàng viện” “đa diện”, “đa phu”, “đa thê”… nhưng lại dùng: cái ba góc, hình ba góc rồi mở ngoặc chú là tam giác), dùng hình có nhiều góc, viện trữ đồ tích, có nhiều vợ, có nhiều chồng. Tuy tác giả vẫn dùng từ ngữ Hán-Việt không hạn chế, vì những lý do khác nhau (bởi ngắn gọn hơn, rõ nghĩa hơn vì đã quen, hoặc tránh thô tục… chẳng hạn), nhưng rất rõ là có chủ ý tự tạo, tự diễn giải. Nhưng ngược lại, vì chủ ý tự tạo, tự diễn giải đó mà khi tiếng ta lúc đó “chưa đủ chữ” thì cách diễn giải bị dài dòng hoặc quá nôm na. Đấy là “giảng nghĩa” chưa phải là “giải nghĩa” của từ điển học, và chắc chắn không phải là phương pháp “đối chiếu” của một từ điển song ngữ”.

Việc Trương Vĩnh Ký lựa chọn biện pháp rõ ràng không thể gọi là tối ưu nói trên đặt ra nhiều câu hỏi. Nhưng phải chăng đây là cái giá không thể tránh khỏi để tiếng Việt khẳng định trước hết vị thế độc lập? Nhà ngôn ngữ học Vũ Đức Nghiệu nhận định: “Bây giờ nhìn lại, có thể có người thấy hơi buồn cười, vì thấy điều này có vẻ sơ giản, thậm chí nôm na quá, ví dụ bây giờ ta nói trường bách khoa, ông dùng trường dạy nhiều phép nhiều nghề; nhưng từ bấy đến nay, đã hơn trăm năm, phải công bằng mà nói đó là một sự cố gắng rất lớn ở những bước ban đầu mà tiếng Việt có chữ Quốc  ngữ đi cùng, cộng với sự xuất hiện của tiếng Pháp ở Việt Nam”.

 

Tiếng Việt là “chủ”, Hán tự là “khách”: Cái nhìn đi trước thời đại

Trương Vĩnh Ký đã chọn con đường đoạn tuyệt với quan niệm “Dĩ Hoa vi trung”, và nỗ lực sử dụng các thành tựu ngôn ngữ học châu Âu để phát triển tiếng Việt, để một thứ tiếng nói vốn chỉ là khẩu ngữ, thường dùng để làm thơ, có thể trở thành ngôn ngữ chính thức của xã hội. Nhưng cắt đứt tâm thức sùng bái con chữ vuông không phải là đoạn tuyệt với Hán ngữ, với di sản văn tự Hán - Nôm. Nhà bác học Công giáo Trương Vĩnh Ký, người đầu tiên phiên âm Truyện Kiều chữ Nôm sang Quốc ngữ Latinh, người phiên dịch nhiều tác phẩm kinh điển của Nho giáo sang văn tự Quốc ngữ Latinh, ắt hẳn hiểu rõ điều này. Ứng xử với nhóm từ “chữ nho” là điều được Trương Vĩnh Ký chú ý, theo ghi nhận của nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng (8). Trong cuốn từ điển này, các từ được đánh dấu là “chữ nho” được đặt trong thế tương quan: hoặc có từ “thuần Việt” tương đương đi kèm, hoặc không có.

Với “Enfant adoptif” có từ dịch thuần Việt là “Con nuôi”, bên cạnh đó là chữ nho “Dưỡng tử”. Với “Directeur des ponts et des chaussés”, có từ dịch thuần Việt là “Quan quản đốc việc cầu đường” bên cạnh từ chữ nho là “Kiều lộ quản lý”… Từ “Chimie” không có từ thuần Việt, Trương Vĩnh Ký chọn từ chữ nho “Hoá học”, và bên dưới, từ “Chimiste” được dịch là “Kẻ thông phép hoá-học”. Phân loại chữ Nho của Trương Vĩnh Ký như vậy không nhằm mục tiêu mô tả để phục vụ nghiên cứu tiếng Việt - lịch sử tiếng Việt, mà mô tả trước hết là để phục vụ việc sử dụng (9). Từ “Hoá học” trong trường hợp này có thể được coi là đã “nhập tịch” vào khối từ vựng tiếng Việt, và kể từ đó không còn cần được đánh dấu là chữ Nho. Việc phân định ranh giới từ vựng chữ Nho với từ vựng tiếng Việt của Trương Vĩnh Ký không phải để hạn chế hay loại trừ chữ “nho”, mà để trước hết khẳng định sự độc lập của tiếng Việt với tiếng Hán (10), và thứ hai là mở ra khả năng tích hợp chữ Hán vào tiếng Việt một cách chủ động, có chọn lọc, theo nghĩa tiếng Việt là “chủ”, Hán tự là “khách” (chữ Nho không phải là chữ ta).

Trong giới ngôn ngữ học Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay, nổi lên trào lưu phê phán tiếp cận “Dĩ Âu vi trung” (tức phê phán việc áp đặt vào tiếng Việt các quan niệm đặc thù của ngôn ngữ châu Âu), trong đó có học giả Cao Xuân Hạo. Theo một số nhà quan sát, việc phê phán quan điểm “Dĩ Âu vi trung” hiển nhiên có những cơ sở nhất định, nhưng việc chỉ trích quá mức quan điểm “Dĩ Âu vi trung” vào giai đoạn cuối thế kỷ 19, có thể làm lu mờ đi hai thực tế căn bản khác. Thứ nhất là quan niệm “Dĩ Hoa vi trung” (coi các quy tắc Hán ngữ là khuôn vàng thước ngọc) còn nặng nề, và thứ hai là tình trạng thiếu vắng các công cụ ngôn ngữ học cho phép “chuẩn hoá” tiếng Việt, để tiếng Việt từ một ngôn ngữ “thông tục”, bình dân vươn lên dần dần thay thế cho chữ Hán/tiếng Hán với tư cách ngôn ngữ quốc gia. 

Sự nghiệp phát triển Quốc ngữ của nhà bác học đã không được mấy hưởng ứng tại miền bắc và miền trung Việt Nam, nơi nền cựu học Nho giáo tiếp tục thống trị. Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục học hỏi những giá trị tiến bộ Âu - Tây để hiện đại hóa đất nước bùng lên đầu thế kỷ 20, với phương châm hàng đầu kêu gọi lấy Quốc ngữ làm văn tự quốc gia, nhưng tất cả các văn bản chủ yếu của phong trào đều bằng chữ Hán (11). Nói cách khác, việc chuẩn bị để chữ Quốc ngữ được “chuẩn hoá” đủ mức, đủ sức bắt kịp đòi hỏi thay đổi đột phá nói trên của giới trí thức người Việt đã bị chậm đi hẳn một nhịp so với ước vọng “chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” (câu thơ khuyết danh tương truyền của một chí sĩ thời Đông Kinh Nghĩa Thục).

***

Cố viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam Hoàng Tuệ, trong dịp Hội nghị cộng đồng Pháp ngữ lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam năm 1997, đưa ra ghi nhận: “thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp đâu có dài. Nhưng tuy ngắn mà rất quan trọng… Ảnh hưởng quan trọng của tiếng Pháp đối với tiếng Việt là về hành văn có thể thấy rõ trong thơ mới và trong văn xuôi mới, văn xuôi mới nghệ thuật, văn xuôi báo chí và văn xuôi khoa học. Như vậy, tiếng Pháp đã có mặt trong tiếng Việt.” (12) Tiếp xúc tiếng Việt - tiếng Pháp cũng có thể được mở rộng sang các từ điển song ngữ, công cụ hùng mạnh thúc đẩy tiến trình “chuẩn hoá” ngôn ngữ bản địa, để xác lập được một thế ứng xử mới, để tiếng Việt từ một ngôn ngữ chiếu dưới vươn lên thành ngôn ngữ quốc gia.

Trong các trả lời phỏng vấn RFI, hai nhà nghiên cứu Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Dũng đã nêu bật trở lại thành tựu của Trương Vĩnh Ký, ưu tiên khẳng định nguyên tắc “tiếng Việt ròng” để từ đó tiếng Việt có thể vươn lên bằng nội lực (diễn đạt “tiếng An Nam ròng”, lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn Truyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký in năm 1867. Trong thập niên 60, học giả Thanh Lãng đã làm sống lại quan điểm này). Các nhà nghiên cứu hy vọng việc thảo luận trở lại tác phẩm này của Trương Vĩnh Ký mang lại “chất men”, khuyến khích giới nghiên cứu tìm hiểu sâu thêm về các đóng góp của nhà bác học, thành tựu cũng như các thử nghiệm mầy mò, cùng khó khăn, hạn chế trong cuốn từ điển này nói riêng và di sản với Quốc ngữ của ông nói chung.

 

Ghi chú

1/ “Trong lịch sử nước ta, chữ Hán đã phải nhường địa-vị cho chữ Pháp, cho nên ngày nay sự tu-dưỡng tri thức của người Việt-Nam ta, cơ hồ chỉ nhờ vào chữ Pháp, cũng như mấy thế-kỷ trước chỉ nhờ vào chữ Hán, mà Việt-ngữ vẫn cứ phải ở địa-vị thấp hèn. Vì thế nên các nhà trí-thức ta phần nhiều tư-tưởng theo tiếng Pháp, rồi đến khi cần phải biểu-diễn ý-tứ bằng tiếng mẹ đẻ thì bỡ-ngỡ lúng-túng chẳng khác gì người ngoại-bang, điều ấy tuy quái-gở mà ở xã-hội ta lại rất thường vậy. Song nếu có một bộ Pháp-Việt từ-điển thích-đáng, có thể giúp cho chúng ta dịch sang tiếng mẹ đẻ tất cả những điều chúng ta tư-tưởng theo tiếng Pháp, thì cái tình-trạng ấy cũng có thể bổ-cứu được.” (Lời nói đầu cuốn Pháp - Việt t điển của Đào Duy Anh).

2/ Theo nhà ngôn ngữ học Odile Leclercq, tác giả một luận án về “các kỹ thuật” xây dựng từ điển tiếng Pháp thế kỷ 16 – 17 (theo tiếp cận của Sylvain Auroux), trong bối cảnh từ vựng tiếng Pháp chưa phát triển đủ mức, nhiệm vụ số một của từ điển song ngữ không chỉ là “mô tả” hay ghi lại các từ ngữ tương đương sẵn có, được người đương thời sử dụng, mà là “tham gia vào việc xây dựng khối từ vựng của toàn dân”, với nhiều kỹ thuật rất khác với các từ điển song ngữ sau này. Trong số các kỹ thuật đó, có việc diễn giải một từ thành cả câu trong trường hợp tiếng Pháp không có từ tương đương với tiếng Latinh (điều đã được Trương Vĩnh Ký sử dụng trong cuốn Từ điển Pháp - Việt) (Luận án của Odile Leclercq: Construction d’un savoir et d’un savoir-faire dans le traitement du lexique français aux 16ème et 17ème siècles, 2006).

3/ Ngoài cuốn (Tiểu) từ điển Pháp - Việt 1884 - 1885, Trương Vĩnh Ký còn có một cuốn từ điển Pháp - Việt khác, ít được biết đến hơn rất nhiều. Dictionnaire Français - Annamite, với tiểu tựa “Tự-vị tiếng Pha-lang-sa giải nghĩa ra tiếng Annam”, ấn hành năm 1878. Cuốn từ điển (từ vần A đến chữ Cheval), được in theo chỉ thị của chính quyền Nam Kỳ thuộc Pháp, dày 288 trang, khổ A4, được coi là cuốn mở đầu cho một dự án đại từ điển Pháp - Việt. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vy Khanh, tác giả cuốn Trương Vĩnh Ký: Tinh-hoa nước Việt (2018), “năm 1885, Dictionnaire Français - Annamite trở thành Grand Dictionnaire Français - Annamite, mà soạn giả gửi thư cho. chính quyền Pháp mời mua, nhưng không thành công, và công trình chỉ còn phần in thử và thủ bút” (tr. 97). Bài tạp chí này hoàn toàn không đề cập đến phần đầu của dự án đại từ điển Pháp - Việt, in năm 1878, với chất lượng in ấn và nội dung vượt xa cuốn tiểu từ điển Pháp - Việt 1884 – 1885.

4/ Nói đến các từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký, không thể bỏ qua từ điển Việt - Pháp của cùng tác giả. Cuốn Grand Dictionnaire Français - Annamite (Đại từ điển Việt - Pháp), thường được biết đến như đã xuất bản trong khoảng hai năm 1888 - 1889, có nhiều khả năng với tư cách là bản in thử, chờ đơn đặt mua của chính quyền Pháp. Năm 1929, nhà văn Đặng Thúc Liêng đã từng mời nhà báo Phan Khôi đến tra cứu cuốn từ điển nổi tiếng này tại thư viện gia đình (Phụ nữ Tân văn, số 30 ngày 28/11/1929), dẫn lại theo học giả Nguyễn Văn Trung, trong cuốn Hồ sơ Lục châu học (năm 2015). Trong phần đầu cuốn Đại-nam-cuốc sử kí diễn ca (1875), Trương Vĩnh Ký cho biết Đại từ điển Việt - Pháp đã gần như hoàn tất và “sẽ sớm xuất bản”.

5/ Đáng chú ý về tiếp cận “chuẩn hoá” ngôn ngữ, do Sylvain Auroux mở đường, liên quan đến tiếng Việt, có luận án tiến sĩ của Phạm Thị Kiều Ly Quá trình điển chế hoá tiếng Việt: lịch sử xây dựng ngữ pháp và chữ viết Latinh của tiếng Việt từ 1615 đến 1919 (La grammatisation du vietnamien de 1615 à 1919: histoire des grammaires et de l’écriture romanisée du vietnamien), bảo vệ tại Đại học Sorbonne nouvelle năm 2018. Tác phẩm được trao giải luận án xuất sắc của Mạng lưới nghiên cứu Á châu của Pháp (GIS Asie). Trong tác phẩm này, tác giả chỉ chú ý đến hai vấn đề ngữ pháp và chữ viết, trong lúc mảng xây dựng từ vựng nói chung, và nhất là các từ điển thời cận-hiện đại trong đó có từ điển của Trương Vĩnh Ký, nằm ngoài đối tượng khảo sát chính. Tên gọi của luận án cũng cho thấy rõ điều này.

6/ Trong bài viết “Ecriture en Annam” (Bulletin de la Société des études indo-chinoises de Saigon, 1888), Trương Vĩnh Ký thừa nhận đông đảo người Việt lúc đó chưa quyết tâm lựa chọn văn tự Quốc ngữ La-tinh.

7/ Để xây dựng nền móng Quốc ngữ hiện đại (với kho từ vựng và hệ thống ngữ pháp cho tiếng Việt), các trí thức người Việt cuối thế kỷ 19, đầu 20 đã đứng trước hai kịch bản (xem thêm phần đóng khung cuối bài). Hoặc trước hết khẳng định tính độc lập của tiếng Việt ở mức độ cao (tách hẳn khỏi Hán ngữ, rồi từ đó tiếp thu từ vựng Hán ngữ một cách thận trọng), điều mà Trương Vĩnh Ký đã làm. Hoặc tiếp tục dựa hẳn vào Hán ngữ, như trong truyền thống. Một số học giả như Đào Duy Anh thiên về kịch bản thứ hai, Quốc ngữ phải gắn chặt với Hán ngữ (có thể do ảnh hưởng của Phan Bội Châu, người đã dành nhiều hỗ trợ cho Đào Duy Anh khi biên soạn cuốn sách này, dẫn theo Nhớ nghĩ chiều hôm, hồi ký Đào Duy Anh). Trong bộ Hán - Việt t điển của Đào Duy Anh (1932), tác giả đã không phân định ranh giới giữa ba bộ phận: khối từ vựng gốc Hán (đã trở thành tiếng Việt), khối từ vựng tiếng Hán (hoàn toàn xa lạ với tiếng Việt) và nhóm từ vựng Hán có tiềm năng “nhập tịch” tiếng Việt (hoặc bắt đầu được du nhập vào tiếng Việt). Chính vì tình trạng mơ hồ kỳ lạ này mà đây là một cuốn từ điển rất khó xếp loại. Có người cho cuốn Hán-Việt tự điển của Đào Duy Anh là từ điển Hán-Việt / Việt (quan điểm thứ nhất), ngược lại có người xem đây là từ điển tiếng Hoa / tiếng Việt (quan điểm thứ hai). Trên thực tế, xếp từ điển này vào một trong hai loại trên đều bất cập. Chẳng hạn, nhà ngôn ngữ học Lê Xuân Thại (theo quan điểm thứ nhất), sau khi khảo sát 284 yếu tố chữ Hán trong các vần a, b, c, nhận định 74 yếu tố có thể không được xem là Hán - Việt (tr. 94, cuốn Từ ngữ Hán - Việt, tiếp nhận và sáng tạo, 2018).  Quan điểm thứ hai, cho đây là từ điển tiếng Hoa / tiếng Việt, rất dễ dàng bị bác bỏ, bởi trong cuốn từ điển này, các từ được chọn và được sắp xếp theo cách đọc của tiếng Việt (chứ không phải theo cách đọc tiếng Hoa), nên chắc chắn không thể coi đây là từ điển Hoa - Việt.

8/ Một chi tiết ít được chú ý trong cuốn từ điển nhưng có thể nói lên nhiều điều. Nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng lưu ý: Những dòng cuối trong lời nói đầu của từ điển có ghi rõ: “Chữ c. chỉ là tiếng chữ ( chữ nhu.)”  (“Tiếng chữ” tức chữ Hán, “chữ nhu” tức chữ nho) (trong lần xuất bản 1920 - 1924, cũng như trong cuốn từ điển Pháp-Việt của Trương Vĩnh Ký (in năm 1878) từ vần A đến Cheval, chỉ dẫn này đều không tồn tại, cho dù chữ c. đánh dấu chữ Nho vẫn luôn hiện diện trong toàn bộ từ điển. Hiện tượng này cho thấy, việc tách khối từ vựng tiếng Việt ra khỏi chữ Nho rất có thể luôn là một vấn đề nhạy cảm trong giai đoạn này). Với dòng chỉ dẫn ngắn ngủi về chữ nho, chủ trương của Trương Vĩnh Ký, tách các từ được gọi là “chữ Nho” ra khỏi bộ phận còn lại của tiếng Việt đương thời để khuyến khích thái độ tiếp thu một cách chủ động, thể hiện rất rõ.

9/ Có thể thấy, trong cuốn từ điển này, tuyệt đại đa số các từ tiếng Việt không được xếp vào chữ Nho, cho dù rất phổ biến các từ mà nhiều trí thức người Việt hiện nay vẫn coi là từ Hán-Việt (ví dụ như viện hàn lâm, người nông phu, đấng tạo hoá…). Điều này ắt hẳn tiềm ẩn một quan niệm của tác giả, là một khi các từ gốc Hán đã hoàn toàn nhập tịch tiếng Việt (hay đã được Việt hoá) thì không còn cần thiết ghi đây là “chữ nho” (tương tự như rất nhiều từ gốc Pháp đã được Việt hoá, như xăng, ga, xích, thìa, buýt… đều được người bản ngữ hiện nay coi là “thuần Việt”). Một cách làm như vậy rất gần với quan điểm “đồng đại” sau này của Ferdinand de Saussure, người thường được coi là “ông tổ của ngôn ngữ học hiện đại”.  “Đồng đại” tức đứng về phía cảm nhận của người bản ngữ đương thời, chứ không phải của người nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt, về ảnh hưởng tiếng Hán đến tiếng Việt theo dòng lịch sử. 

10/ Trương Vĩnh Ký đã nhấn mạnh trong cuốn Grammaire annamite (Ngữ pháp tiếng Việt), xuất bản trước đó hơn một năm, “tiếng Việt, cho dù mượn từ văn tự Hán ngữ nhiều chữ, nhiều diễn đạt, vẫn là một tiếng nói riêng, không phải một phương ngữ, hay thổ ngữ của tiếng Trung: Bởi tiếng Việt có các đặc ngữ riêng, các diễn đạt riêng và có các quy tắc ngữ pháp riêng.”

11/ Văn minh tân học sách (“文明新學策) kêu gọi “dùng văn tự nước nhà”, tức “chữ Quốc ngữ”, là một văn bản chữ Hán, cũng như Quốc dân độc bản (國民讀本), hay Tân đính luân lý giáo khoa thư (新訂倫理教科).

12/ “Nhìn lại thời tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Pháp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1997.

HAI “CHIẾN LƯỢC” PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI?

(Tiếp thu chữ Hán có chọn lọc hay dựa hẳn vào chữ Hán)

 

Việc thảo luận về cuốn từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký, bị quên lãng một thời, làm nổi lên trở lại vấn đề tiếng Việt hiện đại đã trỗi dậy như thế nào để trở thành ngôn ngữ quốc gia, trong tương quan với tiếng Hán. Về vấn đề này, tại Việt Nam khá phổ biến quan điểm tập trung nhấn mạnh đến việc tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức là nhờ nền độc lập. Tuy nhiên, sự việc không hoàn toàn đơn giản như vậy. Việc có được văn tự Quốc ngữ Latinh cũng chưa đủ cho một ngôn ngữ quốc gia.

Tiếp cận “chuẩn hoá” ngôn ngữ, của Sylvain Auroux, làm nổi bật tầm quan trọng của các sách ngữ pháp, từ điển, sách dạy tiếng. Để trở thành ngôn ngữ chính thức, tiếng Việt phải tiến vọt, đặc biệt là về mặt từ vựng. Nỗ lực từng bước đặt nền tảng để “Quốc ngữ” thực sự trở thành ngôn ngữ quốc gia ắt hẳn diễn ra sớm hơn rất nhiều so với cái mốc 1945. Trong thời Nam Kỳ thuộc Pháp nửa sau thế kỷ 19, quá trình “chuẩn hoá” tiếng Việt về mặt từ vựng đã có những cột mốc như từ điển Pháp - Việt Trương Vĩnh Ký, hay Đại Nam Quốc âm Tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1896). Vào thời điểm này, giới trí thức người Việt đứng trước hai lựa chọn: hoặc tiếp tục dựa nhiều vào Hán ngữ, như giới nhà nho trong truyền thống, được các học giả như Đào Duy Anh sau này tiếp nối, hoặc khẳng định tính độc lập của tiếng Việt ở mức độ rất cao (tách hẳn khỏi Hán ngữ, rồi từ đó tiếp thu chữ Hán một cách chủ động, thận trọng).

Trong bài trả lời phỏng vấn RFI, nhà ngôn ngữ học Hoàng Dũng khẳng định tầm quan trọng của cuốn từ điển Pháp - Việt 1884, cho thấy Trương Vĩnh Ký đã rất “nhất quán” với lựa chọn thứ hai, chủ trương dựa vào “tiếng Việt ròng”, lời ăn tiếng nói của người dân bình thường, trong tiến trình thúc đẩy tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia, được coi là đi trước phong trào “bạch thoại” thay thế “văn ngôn” tại Trung Quốc (tức phong trào cổ vũ cho tiếng nói của người bình dân thay cho ngôn ngữ sách vở của giới nhà nho) đến hàng chục năm. Đây cũng là điều mà Nguyễn Trọng Quản, học trò Trương Vĩnh Ký, khẳng định với truyện vừa “Thầy Lazaro Phiền” (1887), tác phẩm văn xuôi hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Trương Vĩnh Ký có cách xử lý cụ thể thế nào với các chữ Hán (thường được gọi là từ ngữ “Hán - Việt”) đã có mặt trong khối từ vựng tiếng Việt vào thời điểm đó và chữ Hán của người Trung Quốc (nằm ngoài tiếng Việt) trong cuốn từ điển này nói riêng và trong di sản của ông nói chung, là vấn đề rõ ràng cần được tìm hiểu cặn kẽ. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến vai trò nền tảng của “tiếng Việt ròng” trong lộ trình xây dựng Quốc ngữ hiện đại, Trương Vĩnh Ký và những người đồng hành với ông, dường như đã muốn xây dựng một thứ tiếng Việt hiện đại khác hẳn với thứ “tiếng quan”, tuy cũng là tiếng Việt, nhưng in đậm dấu ấn tiếng Hán (Huỳnh Tịnh Của, đồng nghiệp của Trương Vĩnh Ký, trong Lời nói đầu của Đại Nam Quốc âm Tự vị, ghi nhận: “trong sự vãng lai giao thông, các quan Annam lại dùng nửa nôm nửa chữ mà làm một thứ tiếng riêng gọi là tiếng quan”/”les mandarins, dans leurs relations habituelles, mêlant à parts égales les mots vulgaires aux termes chinois, créèrent ce qu’on appelle le langage relevé”).

Thế ứng xử mới với chữ Hán, tiếng Hán được Trương Vĩnh Ký phác họa, ắt hẳn cần tìm hiểu kỹ. Để thấy rõ ý nghĩa riêng của cách xây dựng từ vựng cho tiếng Việt của Trương Vĩnh Ký có thể so sánh với quan điểm tiếp thu ồ ạt chữ Hán mới vào khối từ vựng tiếng Việt của một số tác giả khác. Một ví dụ tiêu biểu là khối từ vựng chữ Hán khoảng 2.000 từ ngữ (theo thống kê của nhà từ điển học Trần Văn Chánh), mà học giả Phạm Quỳnh chủ trương nhập tịch “nguyên khối” và ngay lập tức vào tiếng Việt, thông qua Nam Phong Tạp Chí những năm 1917-1918-1919…, được mặc định là chắc chắn sẽ được người Việt tiếp thu. Trong số các từ được du nhập trong mục “Tự vựng. Quốc ngữ - chữ Nho - chữ Pháp”, bao nhiêu còn trụ được vài thập niên sau? Khoảng 40 từ trên tổng số hơn 100 từ của “Tự vựng kỳ 4” (không bao gồm các từ liên quan riêng đến xã hội Trung Quốc) đã hoàn toàn vắng mặt trong Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê (1983), công trình có uy tín trong giới nghiên cứu. Tình hình tương tự với “Tự vựng kỳ 10”, với khoảng 40 trên tổng số hơn 80 từ vắng mặt (vắng mặt hoàn toàn, tức không được coi là “nhập tịch” vào tiếng Việt, chứ không phải là các từ “cũ”, tức từng thông dụng một thời). Các từ ngữ như kiểu “ấp tốn”, “chắc lậu”, “huân đào”, “vĩ quan” … có mặt phổ biến trong khối từ vựng mà Phạm Quỳnh đề xuất, ắt hẳn chỉ để phục vụ nhu cầu của một bộ phận công chúng rất nhỏ, thuộc giới gắn bó với nền Nho học Trung Hoa.

Đáng tiếc là cuốn “Từ ngữ Hán - Việt, tiếp nhận và sáng tạo” (2018), được coi là “công trình đầu tiên khảo sát tổng hợp” về từ ngữ Hán Việt của nhiều nhà ngôn ngữ học hàng đầu Việt Nam, đã không nhắc đến Trương Vĩnh Ký cũng như bộ “Tự vựng” nói trên của Phạm Quỳnh. Cuốn sách công phu và thú vị về từ ngữ Hán Việt, tập hợp nhiều tiếp cận lý thuyết quốc tế này thừa nhận: “trong sự nghiên cứu về từ mượn (gốc Hán) và từ Hán Việt vẫn đang còn những câu hỏi không nhỏ, không dễ trả lời” (tr. 29). Liên quan đến cách ứng xử với từ ngữ gốc Hán, trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu 20, nhiều câu “trả lời” rất có thể sẽ được tìm thấy trong các tư liệu phong phú trong giai đoạn này, trong đó có cuốn từ điển Pháp - Việt của Trương Vĩnh Ký.

 

clip_image002[4]

Bia tưởng niệm nơi sinh nhà bác học Trương Vĩnh Ký

clip_image004[4]

Trang bìa Văn minh tân học sách, cương lĩnh bằng Hán văn của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, kêu gọi lấy Quốc ngữ làm văn tự nước nhà

clip_image006[4]

Hình linh mục Alexandre de Rhodes và cuốn sách Phép giảng tám ngày bằng Quốc ngữ thời trung đại

Xin đừng tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan (2)

 Lê Học Lãnh Vân

 

Viện Kiểm Sát đề nghị phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'

Theo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất"”. (VNEXPRESS, ngày 19/3/1014).

Mức án nghiêm khắc nhất nghĩa là TỬ HÌNH.

Khái niệm tự do của Hannah Arendt

 Nguyễn Thị Từ Huy

 

Dù trải qua các thăng trầm, biến động, thay đổi theo suốt chiều dài lịch sử, thì ý tưởng quan trọng nhất, trong số các ý tưởng về chính trị, vẫn được giữ lại như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư duy và thực hành chính trị phương Tây, như Arendt nhận định, đó là ý tưởng về tự do, và quan niệm rằng chính trị và tự do gắn liền mật thiết với nhau.

Những nỗi sợ thông thường

 Vương Trí Nhàn

 

Với một người già như tôi, những ngày nghỉ kéo dài do lễ lạt thường lại gây ra sự lúng túng, chẳng biết làm gì, chẳng biết đi đâu, mà quan trọng hơn là nếp sống thường ngày bị xâm hại. Nhìn ra chung quanh, tôi thấy trừ một số có điều kiện và biết tổ chức, còn với phần lớn những người còn nghèo – là đa số trong xã hội –, sau những ngày nghỉ được sử dụng bừa bãi con người lại sống khó khăn hơn. Nhìn rộng ra, tôi muốn nói tới những nỗi sợ nho nhỏ, kín đáo, ít ai để ý, nhưng nó là chuyện hàng ngày chứ không chỉ trong những ngày nghỉ.

***

Cuộc phiêu lưu thuần tuý trong Vùng lụa của Bùi Chát

Hà Vũ Trọng

clip_image002

 

Tính từ cuộc bày tranh đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Chát (với tiêu đề Ứng tác/ Improvisation) vào tháng 6/2022 – từng gây nên sự kiện khiến Bùi Chát trở thành “hoạ sĩ của những tình huống” không chỉ trong vẽ tranh mà lẫn ngoài đời – cho đến cuộc triển lãm này với tiêu đề Vùng lụa[*] – tức vỏn vẹn chưa tới hai năm, Bùi Chát đã có tới sáu cuộc bày tranh, để lại những dấu ấn cho từng chặng thực hành nghệ thuật mà anh dấn thân theo đuổi không ngừng. Với loạt tranh Vùng lụa trải ra ở đây trước mắt chúng ta, có thể xem là một bước chuyển động khác của Bùi Chát.

Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 5)

Daron Accemoglu Simon Johnson Nguyễn Quang A dịch   Quyenf lực và  

4. Nuôi dưỡng sự Khốn khổ

 

Và Babylon, rất thường bị phá hủy. Ai đã xây lại nó nhiều lần đến vậy? Các công nhân xây dựng đã sống trong căn nào trong số các nhà của Lima vàng-lóng lánh?

—Bertolt Brecht, “Questions of a Worker Who Reads,” 1935

Những người nghèo trong các giáo xứ này có thể nói, và với sự thật, Quốc hội có thể là người giữ tài sản: tất cả cái tôi biết là, tôi đã có một con bò, và một đạo luật của Quốc hội đã lấy nó khỏi tôi.

—Arthur Young, An Inquiry into the Propriety of Applying Wastes to the Better Maintenance and Support of the Poor, 1801 (chữ nghiêng trong nguyên bản).

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

Xin đừng tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan (1)

 Lê Học Lãnh Vân

1) Theo con đường bên hông công ty Điện Lực thành phố đi về hướng bờ sông gặp khu đất rộng chúng tôi gọi là Điện Ảnh thành phố. Nơi đó một số lần chúng tôi tiếp khách trong những căn nhà dáng cổ nhìn ra sân có bóng cây. Ít lâu sau nghe tin miếng đất đó được chuẩn bị giao cho bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát!

Bạn bè chúng tôi cũng thường dùng bữa sáng hay trưa tại nhà hàng trên lầu 5 tòa nhà Windsor thường được gọi An Đông 2. Đây cũng là cơ sở thuộc về bà Trương Mỹ Lan.

Lại nghe đồn đãi rằng phần lớn khu đất Ba Son liên quan tới bà Trương Mỹ Lan, rằng khu đất cảng Khánh Hội kéo dài từ biến Nhà Rồng tới cầu Tân Thuận cũng được chuẩn bị giao cho bà Trương Mỹ Lan.

Tại những con đường kim cương, vàng của thành phố, đất thuộc quyền sử dụng của bà Trương Mỹ Lan rất nhiều. Thí dụ rõ nhất là Times Square, nơi được giới tài chánh nước ngoài đánh giá là địa chỉ sang trọng nhất thành phố Hồ Chí Minh.

Những gì tôi chép ở trên là chép lại lời đồn, không kiểm chứng được thực hư. Càng về sau, những lời đồn càng cho thấy bà Trương Mỹ Lan nổi lên như là một thế lực rất lớn trong ngành bất động sản Việt Nam mà đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Các phi vụ làm ăn của bà được người dân, giới thạo tin, giới kinh doanh đồn đãi có liên quan tới nhiều quan chức thuộc hàng có thế lực cao nhất thành phố. Tôi tin rằng những lời đồn đãi đó tới tai rất nhiều người, nhiều giới và những người có chức trách liên quan tới tới lãnh vực hoạt động của bà không thể không biết hay chưa từng nghe những đồn đãi đó.

2) Nhiều người đã nói với cách kinh doanh và độ lớn kinh doanh của bà Trương Mỹ Lan, trước sau gì bà cũng sụp hầm mang thân tù tội. Tôi không ngạc nhiên khi được tin bà bị tạm giam tháng 10 năm 2022.

Tuy nhiên, hôm nay, tôi bị sốc khi nghe tin bà bị đề nghị tuyên án tử hình.

Không đi sâu vào chi tiết vụ án, vì những vụ việc xảy ra sau tấm màn MẬT, một thường dân như tôi có được biết đâu! Quan sát tổng thể từ xa, tôi chỉ xin được hỏi một người hoạt động đình đám như vậy, với các đồn đãi rầm trời về mức độ phạm tội cao tới vậy, tại sao mấy chục năm qua người đó vẫn tiếp tục có thể bước lên rất nhanh trên nấc thang phạm tội, và song song với đó là đạt thành quả rất cao trong lãnh vực kinh doanh? Chú ý mười năm trước, năm 2014, tên bà Trương Mỹ Lan đã được nêu lên trong một đại án tham nhũng!

Xã hội có giúp đỡ cá nhân thành viên tránh phạm tội không?

Hay xã hội theo dõi người phạm tội như theo dõi một con mồi chờ bị sụp hầm?

Nếu đề nghị của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tp Hồ Chí Minh được nghe theo, một người phụ nữ sẽ bị giết!

Mạng người ở xứ ta quá nhẹ vậy sao? Cho dù người đó phạm tội lớn, không có cách gì để người đó không còn phạm tội được nữa ngoài biện pháp giết người đó hay sao? Ai cũng biết từ hình là biện pháp quản lý xã hội thấp kém nhất! Cho tới bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có cách quản lý nào hiệu quả hơn để bỏ án tử hình, nhất là án tử hình trong lãnh vực kinh tế như thế này sao? Để quản lý tham nhũng – hối lộ hữu hiệu hơn, để giảm bớt trường hợp phạm tội?

3) Củi gộc, tức quan chức gộc tham nhũng, ăn hối lộ khủng bị đưa vào lò không ít. Tuy nhiên đếm số quá nhiều trường hợp quan chức lương tháng mười mấy hai mươi triệu mà ngang nhiên xây nhà hàng chục, hàng trăm tỉ, mà đưa con cái du học và mua nhà tại Mỹ hàng chục tỉ, ai không thấy mức độ tham nhũng công khai của xã hội là quá quá lớn?

Tham nhũng công khai lớn như vậy thì trường hợp đại gia như bà Lan chỉ là hệ quả! Giết bà để làm chi? Đề nghị tử hình bà gây nhiều bàn tán trong xã hội, cứ ra quán cà-phê hay lên xe Grab là nghe bàn tán…

Trong rất nhiều hướng bàn tán của dư luận, bài viết chỉ thảo luận về hướng tích cực như trong bản luận tội của Viện Kiểm sát:

"Bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức. Quá trình điều tra và xét xử không thành khẩn, khai báo quanh co, đổ lỗi cho cấp dưới, hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng không có khả năng thu hồi, nên cần loại bỏ ra khỏi xã hội"

Bài viết này cho rằng bà Trương Mỹ Lan có tội lớn. Nhưng việc phạm tội lớn ấy cũng là hậu quả của một cách quản lý xã hội mà tất cả chúng ta đều có trách nhiệm cộng đồng! Giết bà là hành vi đe dọa xã hội chứ không ngăn chặn phạm tội hay thúc đẩy điều tốt. Giết bà là tàn nhẫn! Giết bà thúc đẩy sự thù hận của một số người trong xã hội, họ hướng căm thù vào bà Trương Mỹ Lan mà không thấy cải tạo, canh tân đất nước, áp dụng cách quản trị xã hội hữu hiệu mới là nguồn gốc ngăn chặn tội phạm, phát triển quốc gia!

Xin tập trung vào thu hồi số tiền thất thoát. Giao việc thu hồi cho những người liêm chính nhất để số tiền thu hồi được tối đa, dùng tiền ấy đền bù cho người bị thiệt hại. Đó là một trong những nội dung được nghe nhiều nhất, được mong mỏi nhất qua bàn tán trong xã hội, nên làm được điều này sẽ thu hút được cảm tình dân chúng làm nền cho các bước canh tân tiệm tiến tiếp theo!

Và, yêu cầu rất thiết tha là: KHÔNG TUYÊN ÁN TỬ HÌNH BÀ TRƯƠNG MỸ LAN!

Xin đừng giết hại thêm nữa. Xin xây dựng lại tình người, lòng nhân đạo!

Ngày 19 tháng 3 năm 2024 

Trịnh Công Sơn – Một người ca thơ

 NP Phan

Một nhận định có lẽ được nhiều người chấp nhận: Trịnh Công Sơn là một tài năng âm nhạc, là một trong ba cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đương đại. Đó là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Tuổi trẻ chúng tôi sinh ra và lớn lên giữa lúc cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt. Ngay từ tuổi thiếu niên – tuổi học sinh trung học, lẫn lộn giữa tiếng đạn bom, chúng tôi đã nghe những bài hát, hoà cùng cuộc chiến có, chống lại cuộc chiến có. Trong những bài hát phản đối chiến cuộc, có những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Ngày đọc sách đầu tiên của Thư viện Ẩn Ngọc

Nguyễn Khánh Duy

 

Thứ Bảy tuần trước, ngày 02/03/2024, khu vườn chúng tôi đã mở cửa đón chào các em nhỏ đến tham gia buổi sinh hoạt cuối tuần đầu tiên trong chương trình hoạt động của Thư viện Ẩn Ngọc.

Chúng tôi chưa ấn định ngày khai trương chính thức của thư viện, bởi vì kỳ thực số lượng sách nơi đây mới sơ khai vài chục cuốn cùng với mỗi một gã nông dân kiêm thủ thư là tôi. Phần nhiều nhất thuộc về sự đóng góp của các bạn bè của tôi trong nhóm The Hidden Gems - Ẩn Ngọc ở khắp mọi nơi.

Nghĩ về thơ (6) – Vì sao phải làm nhiều thơ tình?

 (Viết tặng nhà thơ Nguyễn Hàn Chung)

Dương Thắng

Tình yêu kiểu cổ điển rất đơn giản, cả đời chỉ cần làm một bài thơ tình là đủ. Tình yêu thời “thổ tả” này rất phức tạp và rộng lớn, không thể chỉ nói về nó một lần là đủ, phải nói về nó nhiều lần, phải làm ít nhất “36 bài thơ tình” như kiểu Dương Tường và Lê Đạt... Để hiểu tình yêu thời hiện đại, phải yêu hơn 10 lần (trong mộng tưởng)… Tình yêu ngày xưa là một tảng đá vững chãi không chia cắt ra được, tình yêu ngày nay mong manh dễ vỡ, hình thù thì cổ quái... Phải nhìn ngắm nó từ tứ phía, vuốt ve nó, ôm hôn nó, giận hờn nó, ghét bỏ nó, hắt hủi nó, phải giả vờ không còn quan tâm tới nó… Phải chia nhỏ tình yêu, phải phóng đại từng mẩu nhỏ tình yêu thành những vũ trụ mênh mông để có thể lang thang cả đời trong đó vẫn không thấy chán, phải nói về tình yêu theo một cách khác hẳn với những cách người xưa đã nói…

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Đoạn tuyệt quá khứ nhục nhã

Tạ Duy Anh

 

Giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn, người cực kỳ yêu quý Việt Nam, tổ chức cho chúng tôi tới thăm bảo tàng văn học Đài Nam. Một không gian thực sự ấn tượng về mặt kiến trúc. Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là bức ảnh một nhà văn ngồi bên cửa sổ sáng tác. Bên ngoài là bầu trời cao rộng, mây trắng thanh thản bay, tượng trưng cho tự do. Nhưng ngồi phía bên trong cửa sổ, bóng ông nhà văn nhìn từ phía sau thì như muốn thu người lại, vì ý thức rất rõ xung quanh ông có vô số những cặp mắt đang bí mật theo dõi. Ông có thể bị tố cáo, bị tống vào tù bất cứ lúc nào, bởi những điều mình viết.

Khi nghệ thuật bị kiểm duyệt

Phan Tấn Hải

Nói chung, nghệ thuật muôn đời là bị kiểm duyệt. Đó là số phận bất khả tách rời của một tác phẩm. Thời xưa, tác giả có thể bị rơi đầu, thời nay thì bị tường lửa. Trước tiên, một bài thơ, một bức tranh, một pho tượng, một tiểu thuyết, một bộ phim… ban đầu là lựa chọn của tác giả, được chọn lọc để trình bày những gì tác giả tin là đẹp nhất có thể, và nêu lên được nhận thức của tác giả đối với cuộc đời. Người độc giả, người xem tranh, người xem phim sẽ có những phản ứng khác nhau. Và rồi, phía chính quyền, phía dư luận nhà trường, phía các giáo hội… sẽ dòm ngó xem có vi phạm cấm kỵ nào hay không để sẽ phải vùi dập, nếu cần.

Tấm hình có tính thời sự

Lê Học Lãnh Vân

clip_image002

Từ sân thượng tòa nhà Sài Gòn Royal, 21:15 đêm 15/3/2024. Lê Học Lãnh Vân

 

Tấm hình trên đây được chụp từ tầng ba mươi bốn một cao ốc trung tâm Sài Gòn. Cao ốc này nhìn xuống ngã ba sông, nơi sông Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn. Nơi có công trình ngăn triều chống ngập đình đám khi bắt đầu và lặng lẽ khi rút lui. Đây là nơi khởi phát của Sài Gòn mà kẻ hậu sinh còn nghe nức nở những câu thơ thời Pháp đánh vô Nam Kỳ Lục Tỉnh đầy nhiễu nhương, tao loạn…

Nghĩ về thơ (5)

 Dương Thắng

1. Thơ có cần dùng đến chữ không? Quan hệ giữa một bài thơ và những con chữ là gì? Tại sao lại có người đề xuất ra trường phái thơ “ngoài lời”, thậm chí là thơ “không lời”? Bây giờ người ta không làm thơ có niêm luật, không chạy theo vần điệu nữa, họ làm thơ “tự do”, vậy chữ “tự do” này phải hiểu theo nghĩa nào, thật sự nó có là “tự do” không? Nếu không có vần điệu, liệu có một thứ gì thay thế nó không? Liệu có thứ gọi là “vần điệu mở rộng” không?

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

Nghĩ về thơ (4)

 Dương Thắng

Một người chưa yêu, không có nghĩa là người đó không có khả năng yêu, chẳng qua họ chưa tìm thấy người yêu đích thực của mình. Một người không thích thơ, không có nghĩa là họ không yêu thơ, đấy là vì họ chưa tìm được bài thơ của mình, bài thơ viết cho mình.

Đọc sách François Joyaux về hoàng hậu Nam Phương

Nguyễn Ngọc Giao

François JOYAUX: NAM PHUONG, La dernière impératrice du Vietnam. Ed. Perrin, 2019, 366 tr.

clip_image001

 

François Joyaux, giáo sư INALCO (Học viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Đông Phương, trường “Langues O” cũ), là một nhà sử học có uy tín. Tác phẩm “La Chine et le règlement du premier conflit d’Indochine / Genève 1954” / Trung Quốc và Giải quyết cuộc giao tranh Đông Dương lần thứ nhất, Genève 1954 (Nhà xuất bản Les Publications de la Sorbonne 1979) cung cấp nhiều thông tin về vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Genève 1954 cũng như ý đồ của Bắc Kinh chia cắt lâu dài nước ta. F. Joyaux là người đầu tiên tiết lộ: tối 22.7.1954, trong một buổi tiệc, Chu Ân Lai đã đề nghị với Ngô Đình Luyện (đại biểu phái đoàn Quốc gia Việt Nam, em út của thủ tướng Ngô Đình Diệm) mở một cơ quan đại diện miền Nam ở Bắc Kinh (!).

Nghĩ về thơ (3)

Dương Thắng

1. Làm thơ, nói cho cùng là một hành trình tìm kiếm một sự thực. Nhưng sự thực ấy lại không phải là một thứ sự thực mang tính “công cộng”, loại sự thực ai cũng được chứng kiến, thứ sự thực diễn ra trước mắt tất cả mọi người. Sự thực mà các nhà văn, nhà thơ tìm kiếm là một thứ sự thực rất riêng tư nằm sâu ở trong tâm trí, trong suy tưởng của nhà thơ. Những cảm giác, những cảm xúc, những ký ức đọng lại trong tâm khảm, đó mới là sự thực quan trọng nhất với nhà thơ. Và trong hành trình kiếm tìm một thứ sự thực đó, trí thông minh, óc duy lý là đứa bạn đồng hành tệ nhất, vướng víu nhất và kém tinh tế nhất.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

Văn hóa giữ nước và văn hóa tham nhũng

Lê Học Lãnh Vân

clip_image001   

1) Cứ tới ngày 14/3 hàng năm, người Việt tưởng nhớ sáu mươi bốn cán bộ, chiến sĩ công binh hải quân Việt bị giết chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo Gạc Ma chống lại quân Trung Quốc xâm lăng năm 1988. Ngày đó luôn có một cụ già lụm cụm bày bàn cúng trên bãi biển, hướng ra biển, vái mời anh linh sáu mươi bốn liệt sĩ Trường Sa về hưởng. Trong số sáu mười bốn người đó, có một người là con của cụ. Và cụ coi tất cả là con của cụ, những người bỏ mình bảo vệ quê hương!